DỊCH VỤ BẢO VỆ BỆNH VIỆN

DỊCH VỤ BẢO VỆ BỆNH VIỆN

     Bệnh viên là cơ sở y tế công cộng, nơi thăm khám, điều trị của người dân, hàng ngày tại các bệnh viện số lượt người, phương tiện ra vào các bệnh viện là rất lớn, bệnh nhân gồm tất cả các tầng lớp, giới tính, hoàn cảnh sống khác nhau… Do vậy mà tình hình bảo vệ an ninh trật tự tại các bệnh viện là rất khó khăn và phức tạp.

    Ngày nay có rất nhiều đối tượng lợi dụng tính chất đặc điểm công công của các bệnh viện, nên chúng thường xuyên đột nhập, trà trộn vào các bệnh viên để móc túi, trộm cắp tài sản phương tiện của bệnh nhân, và của cán bộ nhân viên, tài sản của Bệnh viện.

Để đáp ứng nhu cầu trên Công ty Bảo vệ và Vệ Sỹ Thăng Long đã và đang cung cấp dịch vụ bảo vệ tại các bệnh viện như: Bệnh Viện K Tân Triều, Bệnh Viện Giao Thông vận tải…


1.MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO VỆ BỆNH VIỆN

  • Đảm bảo an ninh trật tự tại các bệnh viên
  • Phối hợp với cán bộ, nhân viên bệnh nhận, phân luồng hướng dẫn bệnh nhên và người nhà bệnh nhân ra vào thăm khám tại các bệnh viên được thuận lợi, nhanh chóng
  • Bảo vệ tài sản cơ sở vật chất của bệnh viện
  • Bảo vệ tài sản phương tiện giao thông
  • Phòng chống, ngăn chặm các trường hợp gây rối, mạnh động tại bệnh viện
  • Bảo vệ hỗ trợ cán bộ, bác sĩ và bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. ( Hộ tống Giáo Sư người Anh J.William Leonard đến thăm Bệnh viện K Tân Triều)

2. NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ

Xét tính chất, đặc điểm cùng các yêu cầu về nghiệp vụ có thể chia công tác bảo vệ ở bệnh viện làm 05 vị trí chính như sau:

  • Vị trí phòng điều khiển trung tâm
  • Vị trí cổng ra vào
  • Vị trí sảnh
  • Vị trí tuần tra
  • Vị trí bảo vệ nhà xe.

Phòng điều khiển trung tâm:

 Yêu cầu:

  • Am hiểu sơ đồ bệnh viện để kiểm soát được hoạt động camera trên màn hình (vị trí và tầm quan sát của camera).
  • Am hiểu hệ thống báo cháy và biết xác định các khu vực đám cháy.
  • Am hiểu hệ thống báo động chống trộm.
  • Sử dụng thành thạo các hệ thống thông tin liên lạc trong nội bộ và ra bên ngoài bệnh viện.
  • Am hiểu về hệ thống báo động thang máy, biết xử lý tình huống khi xảy ra sự cố: Xác định vị trí thang máy bị hỏng, trấn an tư tưởng người bị kẹt trong thang máy và thông báo ngay cho bộ phận bảo trì, kỹ thuật đến xử lý sự cố…
  • Giám sát chặt chẽ qua hệ thống camera các vị trí trọng yếu: Kho dược, kho vật tư, trang thiết bị đắt tiền, thang máy, hệ thống báo trộm, báo cháy nổ, sự cố thang máy
  • Kịp thời thông báo cho các vị trí cần thiết hỗ trợ trong khi làm nhiệm vụ.
  • Thông báo tới các cấp lãnh đạo, các cấp chỉ huy trực tiếp cũng như Ban giám đốc Bệnh viện được biết về sự cố xảy ra. Sau đó truyền đạt chính xác các mệnh lệnh và yêu cầu của cấp trên đến từng nhân viên bảo vệ.
  • Ghi nhận đầy đủ các sự kiện xảy ra trong khi có sự cố, thu giữ các tang vật bằng chứng liên quan đến sự cố để sau này giúp cho công tác điều tra thuận lợi.
  • Nắm rõ vị trí các trang thiết bị đắt tiền để có thể giám sát 1 cách chặt chẽ hơn.
  • Nhận thức rõ những khó khăn tại bệnh viện, những khu vực nguy hiểm: Xăng dầu, xe cộ, ga, kho dược,… để lên kế hoạch đề xuất phương án tác chiến khi có sự cố xảy ra, đề xuất trang bị thêm các công cụ hỗ trợ cho công tác bảo vệ.
  • Nắm rõ lịch trực của nhân viên bảo vệ, các bộ phận khác (kỹ thuật, lái xe…)
  • Nắm bắt được giờ cao điểm của bệnh viện.
  • Nắm bắt tình hình khu vực quanh bệnh viện: quán hàng, tệ nạn XH.
  • Nắm rõ số điện thoại cần thiết: công an phường, cảnh sát cơ động, cảnh sát PCCC, cảnh sát hình sự… lãnh đạo công ty bảo vệ An Tâm, ban giám đốc bệnh viện, nhân viên bảo vệ làm cùng…
  • Phải thường xuyên kiểm tra vị trí, tính năng hoạt động của các thiết bị PCCC, thiết bị báo động, thiết bị cứu hộ để bảo dưỡng.
  • Thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện, tập luyện cho nhân viên bảo vệ khi xảy ra các tình huống khẩn cấp như: cháy nổ, đánh nhau, trộm cướp, … đến khi có sự cố xảy ra thì nhân viên bảo vệ có sự phối hợp nhịp nhàng trong khi làm công tác bảo vệ.
  • Gửi báo cáo sự việc bằng văn bản đến cho các cấp lãnh đạo, báo cáo 1 cách ngắn gọn, súc tích.( Nhân viên bảo vệ Thăng Long tại phòng trực Camera của Bệnh viện Giao Thông Vận Tải)

 Vị trí đại sảnh

  • Bảo vệ tài sản ngoài mặt tiền: Cửa kính, cửa ra vào, biển quảng cáo.
  • Kiểm tra hệ thống chiếu sáng (Có bao nhiêu bóng? Còn bao nhiêu bóng đang hoạt động? Camera có hoạt động không?)
  • Đảm bảo an ninh khu vực đại sảnh.
  • Giám sát người qua khu vực (Đề phòng móc túi, cướp giật).
  • Không cho kẻ gian đột nhập vào bệnh viện, chặn bắt kẻ gian thoát khỏi bệnh viện.
  • Giám sát phương tiện giao thông đậu bên lề đường có điều khiển xe ra vào đúng nơi quy định, chống ùn tắc giao thông tại khu vực, phòng chống các hành động gây rối bất thường.
  • Nhân viên bảo vệ làm việc tại vị trí này phải có tư thế tác phong nghiêm túc, nhưng lịch sự, tế nhị, niềm nở với khách hàng, sẵn sàng khuân vác giúp hành lý cần thiết.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực đại sảnh
  • Phối hợp làm việc với các vị trí khác.
  • Hướng dẫn lối đi, các phòng, khoa khám cho khách hàng.

Vị trí kiểm soát xe

  • Điều phối các xe đậu đúng vị trí tránh tình trạng ùn tắc giao thông.
  • Kiểm soát số tài xế ở lại bãi đậu xe.
  • Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, camera và các trang thiết bị khác lắp đặt tại bãi xe
  • Hướng dẫn mọi người đi lại trong nhà xe đúng quy định hướng dẫn họ đến thang máy dành cho khách hay là đến phòng đợi dành cho tài xế.
  • Phát hiện và ngăn chặn tai nạn giao thông, PCCC trong bãi xe, hướng dẫn tài xế lưu thông với vận tốc quy định.
  • Giám sát toàn bộ xe ra vào, sắp xếp xe gọn gàng.
  • Ghi nhận số xe, giờ ra vào các loại xe.
  • Ghi nhận quản lý bãi xe trên giấy tờ, phát và thu thẻ nhanh chính xác.
  • Liên lạc lái xe cho xe đón khách.
  • Chú ý sự rò rỉ xăng dầu của các xe, làm dơ bẩn bãi xe hoặc gây hỏa hoạn.
  • Báo cáo tình hình bãi xe cho chi huy ca trực: 2h/ lần.
  • Phối hợp làm việc với các vị trí khác.

Vị trí tuần tra

  • Giám sát, kiểm tra việc chấp hành nội quy kỷ luật lao động của toàn bộ cán bộ nhân viên trong bệnh viện như: giờ giấc làm viện, đồng phục…
  • Để hoàn thành nhiệm vụ nhân viên bảo vệ phải am hiểu toàn bộ sơ đồ cấu trúc bệnh viện (từng lầu, phòng, khoa).
  • Tuần tra phối hợp kiểm soát toàn bộ khu vực được giao. Như kiểm soát hệ thống PCCC có bảo đảm khi xảy ra sự cố có hỏa hoạn tất cả các trang thiết bị được sử dụng tốt (máy bơm, ống dẫn, vòi rồng, xăng dầu trong máy).
  • Kiểm tra hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, cửa kính. Các ổ khóa, các lối đi nhỏ, lối đi tắt, khu vực vằng người, kiểm soát chặt chẽ các trang thiết bị quý, đắt tiền trong khu vực tuần tra.
  • Phòng chống cháy nổ trong khu vực tuần tra, đặc biệt hệ thống điện, máy lạnh, đường ống, nồi hơi, khu vực nén khí, máy phát điện trạm bơm, nơi có nhiều xăng dầu hóa chất dễ cháy…
  • Xem xét khi mất điện thì máy phát điện tự động hoạt động như thế nào? Bảo vệ có cần phải thực hiện thao tác hay không?
  • Sau giờ làm việc kiểm tra tắt hết các trang thiết bị sử dụng điện.
  • Người cuối cùng ra khỏi phòng phải ngắt toàn bộ hệ thống đèn, hệ thống máy lạnh, tắt mày trước khi đóng cửa. Vừa tiết kiệm điện, vừa đảm bảo không xảy ra cháy nổ.
  • Khi tuần tra nếu các phòng ban không làm thao tác ngắt điện các thiết bị trên, sử dụng chìa khóa dự phòng vào tắt hết điện, lập biên bản. Sáng hôm sau thông báo cho ban giám đốc bệnh viện biết.
  • Tiến hành công tác đóng các cửa sổ, cửa ra vào, dán bóc niêm phong trước và sau giờ làm việc.
  • Phải ghi ngày giờ niêm phong dán vào đầu ổ khóa, không quên phải có người của các phòng liên quan trên. Tháo dỡ niêm phong, cũng phải có ký nhận.
  • Tắt mở hệ thống chiếu sáng toàn bộ của bệnh viện đúng thời gian quy định, trong lúc tuần tra phải giám sát chặt chẽ hệ thống chiếu sáng, phát hiện các khu vực thiếu ánh sáng? Lý do? Và phải báo ngay cho bộ phận kỹ thuật biết. Dù đã có hệ thống chiếu sáng, nhưng nhân viên bảo vệ phải mang theo đèn pin khi tuần tra để soi rọi những góc cửa khuất, tầm nhìn hạn chế.
  • Ghi nhận những người ở lại văn phòng qua đêm phải có sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện
  • Phát hiện và ngăn chặn những hành vi quay phim, chụp ảnh, đưa chất dễ cháy nổ vào bệnh viện. Nếu không được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện.
  • Kiểm tra các lối thoát hiểm của bệnh viện và có phương án sẵn sàng đối phó khi có sự cố xảy ra
  • Kiểm tra giám sát các trang thiết bị đắt tiền trong bệnh viện để ở nơi công cộng.
  • Sẵn sàng các phương án di tản khách – bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp (phương án cứu người, di sản tài sản).
  • Cố gắng ngăn chặn và tìm hiểu các mánh khóe trộm cắp của kẻ gian, phương thức thủ đoạn thế nào?
  • Kiểm tra kiểm soát đảm bảo tất cả mọi sửa chữa, di chuyển máy móc trong khu vực cấm phải có giấy phép.
  • Cấm người không có thẩm quyền vào khu vực cấm.
  • Kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ nội quy về vệ sinh môi trường, vệ sinh y tế.
  • Luôn luôn giữ liên lạc, phối hợp với cổng chính, phòng điều khiển trung tâm và các vị trí khác.
  • Bộ đàm luôn luôn mở vừa đủ nghe.
  • Chịu trách nhiệm giao nhận thư từ, bưu phẩm cho các phòng ban.
  • Mọi vòng tuần tra đều phải có ghi nhận, đánh giá tình hình an ninh vào sổ.
  • Hỗ trợ vị trí cổng chính, cổng phụ tổng giờ cao điểm khi có yêu cầu.
  • Tuyệt đối không được bỏ vị trí khi chưa có sự đồng ý của chỉ huy.

( Hướng dẫn nhân viên bảo vệ tuần tra các trọng điểm thường xảy ra lộn xộn, ùn tắc..)

Vị trí cổng chính

1. Đối với khách đến liên hệ công tác:

  • Nhân viên bảo vệ phải hỏi họ tên khách, cơ quan công tác, mục đích vào, gặp ai, có hẹn trước hay không? Nếu có hẹn vào lúc mấy giờ?
  • Liên lạc qua bộ đàm hoặc điện thoại vào bên trong báo cho người khách cần gặp ra đón. Nếu không có hẹn trước thì phải có sự đồng ý của người mà khách cần gặp. Nếu người đó cho phép thì làm thủ tục cho vào. Nếu họ không đồng ý thì thông báo lại cho khách “vì anh, chị không có hẹn trước nên anh, chị ABC đang bận việc – xin anh chị đến vào khi khác”.
  • Ghi tên khách, cơ quan, địa chỉ (theo giấy tờ tùy thân) giờ đến, vào gặp ai? Khu vực – phòng ban đến, lý do vào sổ hoặc biểu mẫu theo dõi khách.
  • Tuy bệnh viên đã đi vào hoạt động ổn định, nhưng khi có việc phải bảo trì sửa chữa có thời gian thì số công nhân thầu phụ này lực lượng bảo vệ có phương pháp quản lý
  • Phải có danh sách đăng ký và được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện. Cụ thể họ tên, năm sinh, cư trú, thuộc công ty nào, khu vực làm việc, công việc cụ thể phải làm người giám sát

2. Đối với trang thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu:

* Khi vào:

  • Kiểm tra hóa đơn, chủng loại, số lượng, khối lượng, mã số…
  • Liên lạc với người có trách nhiệm ra nhận hàng.
  • Ghi lưu sổ nhập đầy đủ 
  • Trang thiết bị hàng hóa, nguyên vật liệu mang vào phải kiểm tra chặt chẽ, đặc biệt với chất dễ cháy nổ thì phải đảm bảo công tác PCCC.

Khi ra:

  • Kiểm tra kỹ hóa đơn, giấy cho phép mang ra và chữ ký của người có thẩm quyền.
  • Đồng thời kiểm tra thực tế trang thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu xuất.

Lưu ý:

  • Chủng loại, mã số, chất lượng (nếu được), số lượng, khối lượng… và chữ ký của người có thẩm quyền.
  • Lưu các hóa đơn, giấy xuất kho, giấy cho phép mang ra.( Bảo vệ Ban Giám đốc đi khảo sát các phòng ban)

( Bảo vệ các nhân viên bệnh viện khi đi thang máy chuyên dụng)

Ngoài ra vị trí cổng chính còn có một số nhiệm vụ sau:

  • Lưu ý, quan sát, phát hiện bắt giữ kẻ tội phạm có hành vi lừa đảo trong bệnh viện.
  • Phân biệt được nhân viên bảo vệ đến các phòng ban, công nhân thầu phụ đến làm việc và những người có liên quan. Phục vụ tốt cho công tác quản lý, kiểm tra, biết được cá tính từng người trong bệnh viện càng tốt.
  • Nắm bắt được giờ cao điểm tại vị trí cổng chính.
  • Là nơi được giao giữ chìa khóa các bộ phận phòng ban, nên phải hiểu rõ trách nhiệm và cẩn thận.
  • Tôn trọng nhân quyền khi kiểm tra hành lý, túi xách.
  • Tuyệt đối giữ bí mật liên quan đến công tác, bảo vệ và công nghệ – kinh doanh của bệnh viện.
  • Biết rõ sơ đồ cấu trúc của bệnh viện, nơi nào trọng yếu.
  • Biết rõ yêu cầu nội quy kỹ luật lao động của bệnh viện.
  • Biết rõ cách xử lý tình huống xảy ra tại vị trí cổng chính.
  • Biết rõ các số điện thoại cần thiết: CA phường, CSCĐ, CS PCCC…
  • Sử dụng thành thạo các loại sổ sách, công cụ hỗ trợ. Quản lý, ghi lưu chặt chẽ, chính xác, sắp xếp gọn gàng, khoa học
  • Chịu trách nhiệm giao nhận thư từ, bưu phẩm, quản lý điện thoại.
  • Giữ vững thông tin liên lạc, phối hợp chặt chẽ các vị trí làm việc
  • Bàn giao ca chặt chẽ, chính xác.( Trao đổi công việc trước giờ giao ca)

   Trên đây là một trong số những nhiệm vụ chính của nhân viên bảo vệ tại mục  tiêu bệnh viện và còn nhiều các công việc khác mà bảo vệ cần phải tuân thủ và làm đúng theo phương án mà hai bên đã thống nhất chung.Hãy trao cho chúng tôi cơ hội hợp tác Quý khách hàng sẽ luôn luôn được an toàn và an tâm với sự phục vụ chuyên nghiệp của dịch vụ bảo vệ hàng đầu Việt Nam.


CÔNG TY DỊCH VỤ BẢO VỆ VÀ VỆ SỸ THĂNG LONG

Địa chỉ: Số nhà 11 Ngõ 107 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, HN

Tel: 0243 555 1430 – Phòng nhân sự 0968 827 608

Website: Vesythanglong.com

Facebook, zalo: 0968 827 608

E-mail: Scthanglong@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913.058.616