Du xuân đầu năm 2019


Đi lễ, hội du xuân đầu năm là một thú vui và nét đẹp văn hóa từ xa xưa của người dân Việt Nam. Các lễ hội với nhiều hình thức, phong tục, tập quán không chỉ là dịp để du ngoạn, vui chơi mà còn là dịp để mọi người nhớ lại những giá trị truyền thống của dân tộc.

Ngày 07/01/2019 Âm lịch vừa qua BGĐ và nhân viên công ty DVBV và Vệ Sỹ Thăng Long đã lựa chọn Đền Bà Chúa Kho là điểm đến đầu tiên của năm mới. Hòa vào dòng người tấp nập đến dâng hương chúng tôi chia ngả để tiện cho tâm hướng của mỗi người. Có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt…
Nghi thức “vay vốn” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10… với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.
Hành động “vay- trả” thể hiện cảm quan duy tâm vốn phổ biến trong giới kinh doanh người Việt và Á Đông. Việc đi lễ đền Bà Chúa kho mang đến cho họ một tâm thế tự tin để khởi sự công việc trong năm vì sẽ có thần linh phù hộ. Mặt khác, nguyên tắc đã “vay” thì có “trả” được những người đi lễ ý thức như một cam kết tâm linh, khiến họ không ngừng cố gắng vươn lên để giữ “chữ tín” với Bà. Với ý niệm này, tâm linh và thế tục đã có sự hòa quyện.
Trong dịp lễ hội, xung quanh Đền có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy… chủ yếu là thành tâm cầu khấn. Cùng cầu mong cho một năm mới Vạn sự như ý -An khang thịnh vượng nhé các bạn!

Ban thờ chính điện Bà Chúa Kho
Xếp hàng trật tự để bày biện hương hoa
Một góc nhỏ phía bên phải của Đền Bà Chúa Kho
Dòng người đông đúc chuẩn bị mâm lễ

Writen by Luyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913.058.616